Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng

Home/HỌC KẾ TOÁN THUẾ, Thông báo, Thuế GTGT/Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng

Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng


Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng. Nguyên tắc kết chuyển thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì? Cách hạch toán kết chuyển và kiểm tra kết quả kết chuyển thuế GTGT như thế nào? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng

Hình ảnh: Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng

học kế toán thực tế

1. Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT

Khái niệm: Kết chuyển thuế GTGT nghĩa là cấn trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tính ra số thuế GTGT phải nộp trong kỳ hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau.

Việc kết chuyển thuế GTGT chỉ được thực hiện ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ.

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ:

+ Nếu số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp thì: Doanh nghiệp khấu trừ hết số thuế GTGT đầu vào => Chỉ phải nộp số thuế chênh lệch.

+ Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì: Doanh nghiệp được khấu trừ hết số thuế đầu ra => Số chênh lệch được chuyển sang kỳ sau khấu trừ tiếp.

2. Cách hạch toán kết chuyển thuế GTGT

a) Tính số thuế GTGT đầu ra còn phải nộp trong kỳ (trước khi thực hiện kết chuyển thuế)

Số Thuế GTGT đầu ra phải nộp = Phát sinh Có TK3331 – phát sinh Nợ TK3331

(lưu ý: không bao gồm số dư có TK 3331 từ kỳ trước).

b) Tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Dư Nợ TK133 ở đầu kỳ + phát sinh Nợ TK133 trong kỳ – phát sinh Có TK133 trong kỳ

c) Thực hiện bút toán kết chuyển thuế

– Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ => Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào, số chênh lệch phải nộp.

Định khoản: Nợ TK 3331/ Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

– Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ => ta kết chuyển số thuế GTGT đầu ra phải nộp, số chênh lệch chuyển sang kỳ sau khấu trừ tiếp.

Định khoản: Nợ TK 3331/Có TK 133: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Ví dụ:

Công ty ABC trong quý 4 năm 2016 có số thuế GTGT đầu ra là 100 triệu đồng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 70 triệu đồng.

Cuối kỳ, công ty Kế toán Việt phải hạch toán bút toán kết chuyển thuế GTGT như sau:

Nợ TK 3331: 70.000.000

Có TK 133: 70.000.000

=> Công ty ABC còn phải nộp số thuế GTGT là 100.000.000 – 70.000.000 = 30.000.000 đồng

3. Kiểm tra kết quả việc kết chuyển thuế GTGT

– Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: kiểm tra số dư Có cuối kỳ TK 3331 (Sau khi kết chuyển, không tính bút toán nộp thuế) = Chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế GTGT.

– Trường hợp 2: Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào thì: Số dư Nợ TK133 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT.

Bài viết: “Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng”

học kế toán thực tế

Có thể bạn quan tâm: Quy định về làm tròn số trên hóa đơn GTGT

The post Cách hạch toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng appeared first on Học kế toán thực tế.

2019-11-30T08:56:11+00:00

About the Author:

Kế Toán Bác Thành: Địa chỉ: 51 Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội - Điện thoại tư vấn các khóa học: Phòng đào tạo: (04) 3.753.8232 - Di động: 0913.283.795 0986.300.165

Leave A Comment