Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Home/HỌC KẾ TOÁN THUẾ, Thuế TNCN/Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân


Công thức tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017. Bài viết hướng dẫn công thức để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN), theo đó: thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển chứng khoán; …. thì sẽ tính như thế nào? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Hình ảnh: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

*Công thức chung:

– Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

– Thuế thu nhập chịu thuế TNCN = (Thu nhập – 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

– Tổng Lương = Lương Căn Bản + phụ cấp trích theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

– Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(9.5%)

* Các khoản giảm trừ:

+ Năm 2013
– Một năm khấu trừ bản thân = 6 x 4.000.000 + 6 x 9.000.000 = 78.000.000
– Gia cảnh phụ thuộc = 1.600.000 x 6 + 3.600.000 x 6 =  31.200.000

+ Năm 2014 trở đi
– Một năm khấu trừ bản thân = 12 x 9.000.000 = 108.000.000
– Gia cảnh phụ thuộc = 3.600.000 x 12 = 43.200.000

*Chú ý:

– Chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế trên 680.000 đồng là phải chịu thuế TNCN, nếu dưới 680.000 đồng thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù lớn hơn hay nhỏ hơn 680.000 đồng thì cũng đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

– Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt hơn 680.000 đồng bị loại khi tính thuế TNDN

– Còn Thu nhập Chịu thuế = tổng thu nhập trừ đi các khoản thu nhập không chịu thuế

– Các khoản thu nhập không chịu thuế gồm những khoản nào? ăn giữa ca, làm thêm giờ.phần vượt 15%nhà ở, vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài …..

– Nhiều người nhầm tưởng cứ tăng ca, thêm giờ là không chịu thuế TNCN, chỉ khoản phụ trội trả cho ngày/ giờ làm thêm cao hơn ngày thường mới không tính vào thu nhập chịu thuế, TNCN đâu nhé.

– Vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài: một năm chỉ được phép chi một lần duy nhất, nếu vượt quá 01 lần thì phần vượt bị đánh thuế TNCN

Ví dụ: ông A có:

Tiền mua vé máy bay khứ hồi nghỉ phép trong năm= 3 lần x 20.000.000 =60.000.000 => ông A chỉ đươc phép trừ 01 lần là thu nhập không chịu thuế TNCN, Còn 02 lần = 2×20.000.000=40.000.000 bị tính thuế tncn

– Phần tăng ca và vượt mức:

Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

Nội dung hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân:

– Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

*Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%

– Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%

– Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển chứng khoán:

+ Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%

+ Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng * Thuế suất 0,1%

– Thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng: áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế* Thuế suất 10%

*Nguồn tham khảo: Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

Bài viết: “Công thức tính thuế thu nhập cá nhân”

học kế toán thực tế

Có thể bạn quan tâm: “Thời điểm tính thuế TNCN”
– Là thời điểm chi trả thu nhập. (Theo điểm b, khoản 2, điều 8, TT 111/2013/TT-BTC)

Ví dụ: Tiền lương của tháng 12/2016 trả vào tháng 1 năm 2017 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1 năm 2017.
(Tham khảo Khoản 1 Mục III công văn số 187/TCT- TNCN ngày 15/01/2013 của Tổng cục Thuế, Công văn 380/CT-TTHT ngày 14 tháng 01 năm 2015 )

– Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.

The post Công thức tính thuế thu nhập cá nhân appeared first on Học kế toán thực tế.

2019-11-30T10:18:23+00:00

About the Author:

Kế Toán Bác Thành: Địa chỉ: 51 Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội - Điện thoại tư vấn các khóa học: Phòng đào tạo: (04) 3.753.8232 - Di động: 0913.283.795 0986.300.165

Leave A Comment